Kinh nghiệm câu lure là yếu tố quyết định sự thành công trong bộ môn câu cá đầy thú vị và thách thức. Kỹ thuật này đòi hỏi cần thủ phải có sự am hiểu và kiên nhẫn nhất định. Dưới đây, chúng ta hãy cùng tham khảo những bí quyết từ các cần thủ câu lure lão luyện để cải thiện kỹ năng của mình.
Kỹ thuật câu lure là gì?
Kỹ thuật câu lure hay còn gọi là câu cá bằng mồi giả, đây là phương pháp câu sử dụng các loại mồi giả có hình dạng giống mồi tự nhiên như cá, tôm, giun, nhái, côn trùng,… Người câu sẽ điều khiển mồi giả di chuyển tự nhiên giống như mồi thật. Khi cá nhìn thấy, chúng sẽ nhầm lẫn và đớp mồi, mắc vào lưỡi câu.
Câu lure chủ yếu là câu rê trên mặt nước, mặc dù cũng có những người thử nghiệm việc câu đáy nhưng cách này không phổ biến. Bởi nó ít hiệu quả và khó thu hút người tham gia hơn.
Muốn thực hiện đúng kỹ thuật câu lure, bạn phải đứng ở tư thế vững chãi, đặt gốc cần câu lên đầu gối, dùng tay điều chỉnh mồi sao cho nó di chuyển nhịp nhàng từ trái qua phải hoặc từ xa đến gần. Đồng thời, có sự phối hợp hài hòa giữa động tác tay và cảm nhận thời điểm thích hợp để giật cần.
Kinh nghiệm câu lure cho người mới
Đối với người mới, việc nắm vững kỹ thuật và có sự chuẩn bị tốt giúp tăng hiệu quả cho buổi đi câu. Dưới đây là những kinh nghiệm câu lure hay cho người mới bắt đầu:
Hiểu rõ về địa điểm câu
Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ địa hình, môi trường nơi minh sẽ câu. Cá săn mồi thường ẩn nấp ở các khu vực có cấu trúc như đá ngầm, cọc tre, lùm cây dưới nước hoặc vùng nước sâu. Khi đã xác định được khu vực này, chúng ta dễ dàng lựa chọn mồi lure phù hợp và thu hút cá tấn công.
Kinh nghiệm chọn cần câu lure
Trong kinh nghiệm câu lure, việc chọn cần đóng vai trò quyết định để có được trải nghiệm câu cá tốt nhất. Bạn nên đặc biệt chú ý đến những yếu tố sau đây:
Trọng lượng cần câu
Cần câu nhẹ giúp chúng ta có thể câu lâu mà không cảm thấy mỏi tay. Điều này rất quan trọng vì trong kỹ thuật câu lure, bạn sẽ thường xuyên phải giữ cần và rê mồi. Cần câu nhẹ thường làm từ vật liệu như carbon hoặc sợi thủy tinh, cho phép bạn cảm nhận được những chuyển động nhỏ trên dây, từ đó dễ phát hiện cá cắn câu.
Chiều dài cần câu
- Cần câu ngắn (1.8m – 2.1m): Thích hợp câu ở khu vực chật hẹp hoặc có nhiều vật cản giúp dễ điều khiển mồi và quăng chính xác hơn.
- Cần câu dài (2.4m – 3m): Tốt cho việc quăng xa và kiểm soát mồi trên mặt nước, phù hợp câu cá ở chỗ rộng rãi hoặc vùng nước sâu.
Độ cong của cần
- Fast Action: Phần đầu cần linh hoạt, cho phép người câu kiểm soát mồi chuẩn xác và tạo cảm giác khi cá cắn.
- Moderate Action: Cần có độ cong từ giữa trở lên, thường dùng cho việc câu bằng mồi lớn hơn để hấp dẫn cá.
- Slow Action: Cần cong hoàn toàn, chủ yếu sử dụng để câu cá nhẹ, không thích hợp cho câu lure.
Một số loại cần câu lure tốt
- Cần siêu bạo lực Hunting Black: Chiều dài 2m1, 2m4, 2m7, 3m với trọng lượng từ 160g. Chuyên dụng cho câu lure ở mọi địa hình như hồ nhỏ, hồ lớn.
- Cần câu lure Fishing Of Catch: Chiều dài 1m8, 2m1, 2m4, làm từ chất liệu carbon bền bỉ. Loại cần này thiết kế 2 khúc có độ cứng ML và L, linh hoạt cho nhiều kỹ thuật câu khác nhau.
- Cần lure Daiwa BASS X 662MB.Y: Có chiều dài 1m98, trọng lượng chỉ khoảng 150g. Đây là sản phẩm cần câu cao cấp, nhạy bén và nhẹ nhàng, hay được sử dụng trong kỹ thuật câu lure chuyên nghiệp.
Cách chọn mồi câu lure
Theo kinh nghiệm câu lure của nhiều tay câu lâu năm, trước khi chọn mồi bạn phải hiểu kỹ về đặc tính của cá và địa hình nơi mình dự định câu. Cụ thể như sau:
- Địa hình nhiều bụi cỏ: Sử dụng loại mồi có khả năng chống vướng tốt như spinnerbait hoặc swimbait với thiết kế không có phần nhô ra. Những loại mồi này giúp chúng ta dễ rê qua chướng ngại vật mà không lo bị vướng.
- Khu vực nước sạch, thoáng: Dùng mồi nổi hoặc mồi lửng như topwater lures. Nó đem lại hiệu quả cao, bởi chúng có thể tạo ra tiếng động hoặc gợn sóng thu hút cá.
- Vùng nước sâu: Ưu tiên mồi có khả năng lặn sâu như deep diving crankbait hoặc jigging lures. Những loại mồi này cho phép bạn câu cá ở độ sâu lớn hơn, phù hợp cho cá sống dưới đáy.
Kỹ thuật điều khiển lure
Trong số kinh nghiệm câu lure thành công không thể bỏ qua kỹ thuật điều khiển cần câu. Việc tạo ra những cú giật nhịp nhàng, bắt chước chuyển động của con mồi bị thương hay chạy trốn sẽ kích thích cá tấn công. Một số kỹ thuật phổ biến:
- Kỹ thuật slow roll: Kéo lure chậm rãi, phù hợp khi câu cá trong vùng nước lạnh hoặc cá chậm hoạt động.
- Kỹ thuật twitching: Giật lure nhẹ nhằm tạo hiệu ứng giống như mồi đang hoảng loạn.
- Kỹ thuật popping: Kéo lure nhanh và mạnh để tạo tiếng bắn nước, thu hút cá ở vùng nước nông.
Lưu ý, chúng ta nên thay đổi tốc độ kéo và cách giật lure khác nhau liên tục nhằm mục đích thử nghiệm. Từ đó tìm ra kiểu tấn công yêu thích của cá trong từng thời điểm, giúp nâng cao hiệu quả bắt cá trong buổi đi câu của mình.
Thời gian lý tưởng để đi câu lure
Thực tế, mỗi loài cá sẽ có thời gian săn mồi khác nhau. Thường thời điểm lý tưởng để cần thủ bắt đầu là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Bởi khoảng thời gian này, nhiệt độ nước không quá cao cũng không quá thấp làm cho cá cảm thấy dễ chịu và hoạt động nhiều hơn.
Bạn nên tránh câu lure vào khoảng trưa tầm 11h – 12h. Vì nhiệt độ nước cao, khiến cá ẩn nấp ở những vùng nước sâu hoặc dưới bóng cây để tránh nóng. Do đó, sẽ rất khó để bắt được chúng lúc này, chưa kể đi câu buổi trưa cũng dễ khiến cơ thể mệt mỏi.
Nhìn chung, câu lure là kỹ thuật câu cá thú vị nhưng cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỹ năng và hiểu biết về nhiều yếu tố như mồi câu, cần câu, thời gian, địa hình. Hy vọng, những kinh nghiệm câu lure trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để đạt kết quả như mong đợi trong chuyến đi câu sắp tới.